Tài xế xe khách Thành Bưởi bị tước bằng lái vẫn chạy, xử lý sao?
Trong ba năm, Khiêm có hơn 50 bức tranh thêu tay thủ công hoàn toàn, giá thành từ 3 triệu trở lên. Mỗi tháng chỉ 2-3 sản phẩm “xuất xưởng” vì cần nhiều thời gian hoàn thiện.“Tôi đi tìm kiếm sự tự do” - Khiêm chia sẻ về lý do bắt đầu con đường này. Từng thử sức với nhiều công việc từ shipper, thợ xăm đến ngồi bàn giấy nhưng không hợp, chàng trai quyết định nghỉ ở nhà một thời gian, học thêm móc len, hội họa,... rồi nhận ra đam mê với bộ môn thêu tay.Bên cạnh xem các video thêu truyền thống trong nước, Khiêm tham khảo các tài liệu nước ngoài, từng bước cải thiện tay nghề của mình. Thời gian đầu, không khi nào mà đầu ngón tay anh “lành lặn” vì bị kim đâm chi chít do chưa thạo. Không chỉ vậy, vốn cơ địa đô con nên khi thao tác với cây kim nhỏ xíu, cầm khung thêu trong thời gian dài, bắp tay, vai của anh cũng trở nên mỏi nhừ.“Tôi học nhanh, cũng biết vẽ từ trước nên ba tháng đã nắm hầu hết kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích học thêu ban đầu của tôi chỉ nhằm để xả stress. Tôi mong mình được thỏa sức sáng tạo mà không bị gò bó như trong môi trường làm việc ở công ty trước kia”, Khiêm nói.Do đó, lần đầu có khách ngỏ lời khi thấy Khiêm đăng tải tranh vẽ trên trang cá nhân, anh đã rất bất ngờ nhưng lại từ chối. Chàng trai cho biết mình chỉ dám nhận đơn sau một năm vì muốn thạo nghề hơn để đem đến sản phẩm chỉn chu nhất.Trong quá trình tự học, Khiêm không ngại thử sức với nhiều chủ đề, phong cách khác nhau từ chân dung, cảnh vật đến hoạt hinh. Dần dần, anh đã có “chữ ký riêng” của mình giữa hàng loạt các sản phẩm thủ công trên thị trường. Khiêm đặc biệt chú trọng vào yếu tố mĩ thuật như hình khối, màu sắc, tả xa - gần, chính - phụ, hướng nhìn chứ không chỉ dừng lại ở kỹ thuật.Tác phẩm sư tử gần đây của Khiêm là một minh chứng thể hiện rõ nét độc bản. Bức tranh được hoàn thành trong vòng 10 ngày với hơn 100 tiếng làm việc. Khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều bình luận xuýt xoa khen vì độ sống động, lột tả thành công nét dũng mãnh của “chúa tể sơn lâm”.Nhớ lại những ngày đầu học thêu, Khiêm tâm sự từng bị nhiều người xung quanh trêu chọc “coi chừng biến thành nữ”, “đồ trang trí thu nhập không đủ sống”. Anh chàng bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực, kiên trì với đam mê vì tìm thấy niềm vui thật sự khi đắm mình trong những mũi kim.“Không ít người cho rằng nghề này không phù hợp với nam giới. Điều này dễ hiểu vì con trai thích thể hiện bản thân, trong khi bộ môn thủ công cần thời gian lâu mới thấy tiến bộ nên đây là một thách thức lớn nếu thiếu kiên trì. Tuy nhiên chỉ cần qua giai đoạn đầu sẽ nhận ra nó không hề khó đến vậy, ai cũng có thể làm được”, Khiêm chia sẻ.Sợ “xuống tay”, chàng trai không ngừng luyện tập, thậm chí là livestream 8 tiếng chỉ để… ngồi thêu. Khiêm mong muốn mọi người nhờ đến sản phẩm của mình vì sự tỉ mỉ, độ chỉn chu cao chứ không phải một món hàng “mì ăn liền”. Theo anh, “đồ thủ công khó cạnh tranh vì thời gian hoàn thiện lâu trong khi giá thành cũng tương đối cao. Hơn nữa, nếu nghệ nhân dành thời gian dài luyện tập mới thành thạo nên sẽ ưu tiên kiếm tiền, chạy theo thị hiếu khiến tính sáng tạo bị hạn chế”.Do đó, Khiêm có thời gian “không dám nhận” những đơn hàng thêu đơn giản để thử sức với những chủ đề mới mẻ, yệu cầu kĩ thuật phức tạp hơn. Chứng kiến quá trình nỗ lực ấy, mẹ của Khiêm, bà Nguyễn Thị Lựu (47 tuổi) luôn dành những lời động viên cho con trai mình ngay từ khi thêu đối với anh chỉ là sở thích. “Tôi không biết thêu nhưng thấy Khiêm nghiêm túc theo đuổi nên rất mừng. Con điềm đạm hơn, được bay bổng với đam mê và cũng kiếm thêm thu nhập đỡ đần ba mẹ. Những lúc con hoàn thành xong một bức tranh nào đó, tôi vui đến nỗi mở tiệc gia đình. Tôi tự hào lắm vi có một cậu con trai “khéo tay hay làm” như vậy”, bà Lựu nói.Từng mua tranh của Khiêm, anh Nguyễn Hữu Tân (32 tuổi) nhận xét sản phẩm “có hồn còn hơn ảnh chụp”. Đó là bức tranh thêu chân dung con trai một tuổi của anh, rất giống với nguyên mẫu. Sau khi đợi hơn 8 ngày hoàn thiện, anh Tân rất hài lòng và dự định sẽ tiếp tục đặt Khiêm thêu chân dung cho cô con gái sắp ra đời.Học sinh 'gỡ' nỗi lo nhờ các gian hàng tư vấn tuyển sinh
Thủ tướng Rishi Sunak (43 tuổi) nói với Vua Charles (75 tuổi) rằng: "Thật tuyệt vời khi thấy ngài khỏe mạnh như vậy. Tất cả mọi người đều ủng hộ ngài. Đất nước đứng sau ngài".
Giá thuê văn phòng hạng A tại TP.HCM tăng cao hơn năm ngoái
Công Phượng vẫn đều đặn ghi bàn cho CLB bóng đá Bình Phước. Tuy nhiên, đừng quên đây chỉ là đội hạng dưới trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sức cạnh tranh của giải hạng nhất, nơi Công Phượng vẫn ra sân hàng tuần, chắc chắn không cao bằng V-League. Ngoài ra, tính cạnh tranh trong đội hình của đội Bình Phước, chắc chắn cũng không cao như tính cạnh tranh ở các đội hàng đầu V-League như CLB bóng đá Công an Hà Nội (CAHN), Hà Nội FC, Nam Định, Thể Công Viettel, Bình Dương… Việc Công Phượng chiếm suất đá chính ở đội bóng miền Đông Nam bộ chắc chắn dễ hơn chiếm suất đá chính ở các đội trong nhóm cạnh tranh ngôi vô địch V-League.Chính vì thế, rất khó để đem phong độ của Công Phượng trong màu áo CLB Bình Phước để bình luận tiền đạo này nên hay không nên được HLV Kim Sang-sik gọi vào đội tuyển Việt Nam. Bản thân HLV Kim Sang-sik cũng đã lên tiếng về vấn đề Công Phượng: "Cậu ấy là cầu thủ giỏi, đang đạt phong độ tốt trong màu áo CLB Bình Phước. Tuy nhiên, đáng tiếc là thời gian tôi theo dõi Công Phượng chưa nhiều, chưa đủ để tôi quyết định gọi cậu ấy vào đội tuyển quốc gia".Vả lại, việc triệu tập bất kỳ cầu thủ vào đội tuyển quốc gia còn phụ thuộc vào triết lý của từng HLV, phụ thuộc vào lối chơi mà HLV đó chủ trương xây dựng. Lối chơi do HLV xây dựng sẽ quyết định cầu thủ có liên quan có phù hợp với cách vận hành chung của đội tuyển quốc gia hay không.Về vấn đề này, Công Phượng không phải là trường hợp gây tranh cãi duy nhất trước khi AFF Cup khai diễn. Quế Ngọc Hải, Võ Hoàng Minh Khoa (Bình Dương), Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC), Tô Văn Vũ (Nam Định), thủ môn Đặng Văn Lâm (Ninh Bình)… cũng bị loại đầy đáng tiếc. Nhưng với ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik vừa chứng minh ông lựa chọn đúng.Rồi cũng liên quan đến sự phù hợp, phong cách thi đấu thiên về giữ bóng nhiều ở tuyến trên của Công Phượng, liệu có hợp với chân sút số 1 của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Nguyễn Xuân Son. Tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, ông Kim chủ trương cho đội tuyển Việt Nam đá chớp nhoáng, dồn bóng cho Xuân Son ở tuyến đầu, để tiền đạo này xử lý bóng nhanh nhất có thể. Hiệu quả trong việc sử dụng Xuân Son ở AFF Cup 2024 đã có lời giải, còn hiệu quả trong việc kết hợp giữa Công Phượng với Xuân Son vẫn còn là dấu hỏi? Thành ra, rất khó để trách HLV Kim Sang-sik trong vấn đề này, một khi kết quả vẫn hết sức thuận lợi cho đội tuyển Việt Nam.Dĩ nhiên, cơ hội quay trở lại đội tuyển Việt Nam vẫn còn rất nhiều với Công Phượng, nhất là trong bối cảnh Xuân Son đang chấn thương. Xuân Son chấn thương dài hạn, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đang cần nhân tố mới cho hàng tiền đạo hơn bao giờ hết. Có thể Công Phượng sẽ là nhân tố như thế, giúp vị HLV người Hàn Quốc tìm thấy sự đột biến khác nữa. Vấn đề là Công Phượng phải kiên trì, cơ hội khoác áo đội tuyển, thậm chí chiếm chỗ thi đấu chính thức không bao giờ khép lại với bất kỳ ai. Thủ môn Nguyễn Đình Triệu là ví dụ điển hình cho điều này. Những tưởng Đình Triệu mãi là cái bóng của thủ thành Nguyễn Filip, nhưng Đình Triệu đột ngột tỏa sáng tại giải vô địch Đông Nam Á, giúp đội tuyển Việt Nam giành cúp vàng, bản thân Đình Triệu được giới chuyên môn lựa chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải!
Ngày đầu tiên trong chuỗi triển lãm hàng không kéo dài 5 ngày tại Ấn Độ đã chứng kiến 2 chiếc tiêm kích F-35 (Mỹ) và Su-57 (Nga) thực hiện những màn biểu diễn trên không trung. Sự xuất hiện đồng thời của 2 chiếc phi cơ này trở thành một trong những điểm nhấn vào ngày khai mạc, khi đây là lần đầu tiên 2 tiêm kích chủ lực từ 2 cường quốc quân sự hàng đầu chạm mặt nhau. Buổi triển lãm diễn ra tại căn cứ không quân Yelahanka ở thành phố Bengaluru của Ấn Độ.Theo The Economics Times, cả F-35 và Su-57 đều khiến các khán giả tại triển lãm hào hứng với khả năng cất cánh quãng ngắn và độ linh hoạt. Bộ Quốc phòng Ấn Độ giới thiệu chiếc Su-57 có thể mang đến cho những vị khách "màn biểu diễn trên không tốc độ cao và trình diễn chiến thuật nhằm nêu bật khả năng linh hoạt, tàng hình và hỏa lực". Trong khi đó, F-35 được mô tả là “tiêm kích thế hệ 5 được phổ biến rộng rãi nhất, tích hợp khả năng tàng hình tiên tiến, nhận định tình huống và tác chiến mạng ưu việt”.Cả Mỹ và Nga đều muốn tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ và triển lãm trên còn có ý nghĩa quan trọng khi New Delhi có kế hoạch mua hơn 100 tiêm kích đa nhiệm, động thái thu hút nhiều nhà thầu quốc phòng lớn. Đây cũng là lần đầu Su-57 được giới thiệu tại triển lãm ở Ấn Độ.Aero India 2025 còn là nơi Ấn Độ trưng máy các mẫu máy bay và vũ khí của nước này, cũng như để nhiều công ty quốc phòng giới thiệu các loại vũ khí và khí tài nhằm tiếp cận những khách hàng tiềm năng.
Giá heo hơi hôm nay 10.4.2024: Giữ vững 60.000 đồng/kg
Giữa tháng 12.2024, sân khấu lễ trao giải Human Act Prize 2024 đã xướng tên dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". Khởi động từ tháng 6.2024, dự án do Vietnam Airlines kết hợp với MoMo Travel khởi xướng giành chiến thắng hạng mục Ý tưởng Phát triển Bền vững. Giải thưởng không chỉ ghi nhận thành công và sức lan tỏa của dự án giúp hồi sinh rừng xanh, mà còn khép lại một năm tạo nên nhiều "điều nhỏ bé vĩ đại" của MoMo. Human Act Prize là giải thưởng cấp quốc gia tổ chức thường niên do Báo Nhân Dân tổ chức nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả kịp thời, lâu dài và bền vững.Với sáng kiến trích 5.000 đồng cho mỗi giao dịch mua vé máy bay Vietnam Airlines trên MoMo Travel (nền tảng đặt vé Du lịch - Đi lại trên MoMo), sau 6 tháng thực hiện, người dùng trên cả nước đã chung tay "góp lá" tạo nên 35.000 cây xanh, phủ 53 ha rừng trên hàng lang núi đá kết nối giữa Mai Châu (Hòa Bình) và Vân Hồ (Sơn La). MoMo Travel là nền tảng du lịch trực tuyến tích hợp trên MoMo, mang đến trải nghiệm "tất cả trong một" như đặt vé máy bay, vé tàu xe, vé trải nghiệm, đặt phòng khách sạn, giúp người dùng quản lý cả chuyến đi và tối ưu chi phí. Không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng, MoMo Travel còn hướng tới trở thành nền tảng du lịch bền vững với các sáng kiến giúp người dùng bảo vệ môi trường, trải nghiệm tự nhiên một cách có trách nhiệm, bảo tồn giá trị văn hóa và nâng cao chất lượng sống địa phương.Dự án "Góp lá vá rừng" với sự đồng hành của MoMo Travel đã góp phần phục hồi rừng, giúp cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương, bảo vệ nguồn nước, không khí và đa dạng sinh học. Nền tảng thiện nguyện và công nghệ từ MoMo cùng tạo nên sức lan tỏa của dự án, khi kết nối và tập hợp những đóng góp nhỏ từ vài nghìn đồng của người dùng thành nguồn lực lớn để phục hồi 50ha rừng trong vòng hơn 6 tháng. Cũng bằng cách kết nối những tấm lòng nhân ái, bất kể đóng góp lớn nhỏ, MoMo đã đồng hành cùng nhiều đối tác từ quỹ tài chính, quỹ từ thiện, thương hiệu, tới báo chí, cơ quan nhà nước… chung tay thực hiện các chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa, hướng tới giá trị tương lai bền vững. Đơn cử, MoMo đã cùng đồng hành cùng Quỹ Sức mạnh 2000, Quỹ Hy vọng, Hoa chia sẻ… thực hiện dự án "Xây lớp học mới", "Trái tim hồng", "Bữa cơm hồng" hay "Hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3"... Gần đây, với dự án "Bữa cơm hồng", MoMo đặt mục tiêu quyên góp 200 triệu đồng để thắp sáng bếp lửa, hỗ trợ 10.000 bữa ăn cho 50 em học sinh nghèo tại Yên Bái trong suốt năm 2025.Vượt ra khỏi "hình tượng" ví điện tử thông thường, MoMo không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính, thanh toán mà còn trở thành nền tảng thiện nguyện trực tuyến minh bạch, hiệu quả, đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Tất cả các giao dịch đóng góp từ người dùng đều được lưu lại và công khai trên hệ thống. Tận dụng công nghệ, MoMo đã giúp kết nối hàng triệu người dùng, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các chương trình thiện nguyện ý nghĩa, xây dựng một cộng đồng làm công tác xã hội và từ thiện lớn nhất Việt Nam.Từ năm 2019 tới nay, MoMo đã tiên phong số hóa việc đóng góp, từ thiện trở nên đơn giản hơn với người dân Việt Nam thông qua các dự án Heo đất MoMo, Trái tim MoMo.Việc từ thiện cũng được MoMo đơn giản hóa, góp từ những hành động nhỏ, để tạo nên điều kỳ tích. Đơn cử như việc dùng điểm thưởng "heo vàng" sau mỗi giao dịch thành công hoặc tham gia những hoạt động giải trí trên ứng dụng để quyên góp cho các dự án thiện nguyện trên ứng dụng. Theo thống kê của Ví Nhân Ái, nơi tập hợp tất cả các dự án, tổ chức đang gây quỹ từ thiện trên MoMo, tính từ năm 2019 đến hết tháng 11.2024 nền tảng đã có hơn 1.400 dự án đã được thực hiện thành công với số tiền lên tới 364 tỉ đồng từ hàng triệu người dùng khắp cả nước. MoMo đã kết nối với hơn 90 tổ chức từ thiện, giúp đỡ được hơn 763.212 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, xây cầu, trường học, bữa cơm cho trẻ vùng cao…Tại sự kiện nhìn lại 10 năm của MoMo, CEO Nguyễn Mạnh Tường đã khẳng định: "Những điều nhỏ bé được đặt đúng chỗ thì sẽ tạo nên những điều kỳ diệu". Niềm tin vào sức mạnh của điều nhỏ bé, sự kỳ diệu của công nghệ, sự đồng hành của những điều tốt đẹp và trí tuệ Việt Nam đã và đang là nền tảng đưa ứng dụng này giúp hàng triệu người Việt có cuộc sống tốt đẹp hơn.